Uncategorized

Một số lưu ý giúp việc học đàn Nhị hiệu quả hơn

Khi luyện tập đàn Nhị có khá nhiều vấn đề nhỏ nhặt mà chúng ta không hiểu, và cũng chưa biết cách giải quyết. Dưới đây chúng tôi xin liệt kê một số vấn đề hay gặp.

Tại sao kéo đàn mãi vấn xuất hiện tình trạng rè tiếng, không căng và mịn?

Có 03 yếu tố cơ bản có thể gây ra tình trạng sạn tiếng.

  1. Tay phải (tay kéo vĩ) không ổn định, không đều, lúc to lúc nhỏ, lúc mạnh lúc nhẹ, lúc đưa lên lúc đưa xuống, lúc đưa ra ngoài lúc vào trong….

Cách khắc phục: Người chơi cần luyện tập nhiều bài tập chuyên dùng cho kéo vĩ. Kéo vĩ thành một đường thẳng, vuông góc với dây đàn. Lực tay cần duy trì đều đặn từ đầu vĩ đến đuôi vĩ, không lúc mạnh lúc nhẹ. Qua thời gian, lực tay sẽ quen và tự đều hơn.

2. Tay trái (ngón bấm nốt) bấm không vững nốt, khi thì mạnh quá lún dây, khi thì bấm hờ quá nhẹ, dẫn đến rè tiếng. Hoặc có những lúc vị trí bấm ngón không ổn định, bị dịch lên dịch xuống cũng làm cho tiếng đàn không ổn định.

Cách khắc phục: Người chơi cần luyện tập phần bấm ngón, thả lỏng, bấm lực vừa phải không lún đây, và duy trì vị trí và lực bấm thật ổn định. Qua thời gian tiếng đàn sẽ được cải thiện, thế tay cũng sẽ vào form hơn.

3. Đàn. Khi người chơi xát nhựa thông không đều, hoặc quá ít cũng khiến quá trình chơi xảy ra tình trạng này. Hoặc có một vị trí trên vĩ đàn bị dính một giọt nước, cũng khiến vị trí đó không thể phát ra âm thanh, người chơi cần phải kiểm tra lại. Hoặc do quá trình sản xuất đàn có vấn đề, cũng sẽ khiến đàn có những vị trí âm không thể khắc phục được.

4. Cách cầm vĩ đàn chưa chính xác. Nguyên này ít khi được mọi người chú ý tới, nhưng rất nhiều người tương đối nên mắc phải và mãi không khắc phục được. Cách cầm vĩ đàn chính xác của chúng ta sẽ là: Ngón cái và ngón trỏ cầm chắc cần vĩ, đầu ngón giữa và ngón đeo nhẫn đặt lên dây vĩ. Và chúng hoạt động theo cơ chế: Ngón cái và ngón trỏ giúp kiểm soát cần vĩ, đẩy cần vĩ ra nhằm miết dây vĩ khi chơi dây ngoài và làm điểm tự để ngón đeo nhẫn và ngón giữa miết dây vĩ khi chơi dây trong.

Người chơi phải có cách cầm vĩ chính xác thì từ đó mới có cơ sở để tác động lực đúng cách, kéo tiếng đàn có đủ sức nặng.

Tại sao cùng một vị trí bấm mà cao độ dây trong và dây ngoài lại không bằng nhau, dù dây buông đã lên chuẩn xác?

Tình trạng này xảy ra khá thường xuyên. Có một vài lý do bạn học có thể tham khảo.

  1. Dây đàn quá lâu ngày không thay: Dây đàn Nhị của chúng ta dây trong dày, dây ngoài thì mỏng hơn, nên việc theo thời gian, 2 dây có độ co giãn khác nhau là bình thường. Vì dây đàn liên tục được căng trên mặt da, nên tuổi thọ trung bình của 1 bộ dây của chúng ta khoảng 1 năm. Người chơi đàn lưu ý thay dây đàn định kì để tránh tình trạng đứt dây, hoặc những vấn đề không đáng có khi chơi đàn.
  2. Lực bấm không đều tay: Việc này chủ yếu xảy ra ở chơi các quãng cao, khi mà hai dây đàn đã có khoảng cách tương đối rõ ràng, thì việc chúng ta bấm ngón tay thế nào để đều lực cả 2 dây là rất quan trọng. Trường hợp chủ yếu là mọi người bấm bị dây ngoài mạnh hơn dây trong, dẫn tới bấm cùng một vị trí, mà note dây ngoài thì cao, dây trong thì lại bị thấp. Người chơi để ý để rèn luyện thêm.

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *